Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Wikileaks và quyền tự do thông tin
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Tự do ngôn luận là một trong những nguyên tắc pháp lý căn bản dược thừa nhận bởi mọi xã hội dân chủ hiện đại, với sự khẳng định của Tuyên Ngôn Toàn Cầu về Nhân Quyền (DUDH) tháng 12-1948 rằng, mọi cá nhân có quyền tự do ý kiến và biểu đạt, bao gồm quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và quan điểm bất kể biên giới thông qua mọi phương tiện truyền thông, đồng thời không phải quan ngại về những quan điểm của bản thân.



 


Cũng như mọi quyền tự do cá nhân khác, tự do ngôn luận có những giới hạn, nhằm đảm bảo trật tự công, an ninh quốc gia và đặc biệt là để tự do của người này không xâm phạm tới quyền lợi và thanh danh của người khác.


Tuy nhiên, khuôn khổ của quyền tự do ngôn luận là khác biệt giữa các quốc gia, nguồn gốc cho nhiều bất đồng và tranh cãi. Chẳng hạn, Toà án Âu châu về Nhân quyền (CEDH) đã từng thừa nhận rằng việc can dự của các chính quyền đối với quyền tự do ngôn luận là cần thiết cho sự bảo vệ nền tảng đạo đức trong một xã hội dân chủ.



Ngược lại, tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, được phê chuẩn năm 1971, nghiêm cấm



Quốc hội thông qua các đạo luật hạn chế các quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và ngôn luận, cũng như quyền được lập hội một cách hoà bình, đã được nhiều nhóm gây áp lực sử dụng để vận động cho một sự tự do ngôn luận triệt để trên mạng internet.



Giờ đây, vụ việc Wikileaks, lại gây ra những tranh cãi mạnh mẽ liên quan khuôn khổ và giới hạn của quyền tự do ngôn luận, giá trị cơ bản và là nền tảng của một thế giới tự do.



Tự do ngôn luận và giá trị quốc gia



Wikileaks là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố khác nhưng vẫn giữ gìn tính nặc danh của nguồn tin. Từ khi website của tổ chức được tạo ra vào năm 2006, Wikileaks đã công bố nhiều loại tài liệu mật của nhiều nước trên thế giới.



Riêng năm 2010, Wikileaks đã công bố gần 500,000 trang tài liệu, được cho là tài liệu mật của Hoa Kỳ về chiến tranh tại Afghanistan và Irắc. Căn thẳng được đẩy lên cao trào khi ngày 28-11 vừa qua, khoảng 250,000 trang tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ được tiết lộ trên WikiLeaks, đồng thời được gửi đến 5 trang báo nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, vụ việc được ví như một sự kiện 911 với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.



Câu hỏi đầu tiên mà nhiều người đặt ra là những việc làm của Wikileaks tác động như thế nào tới lợi ích của Hoa Kỳ, tới quyền lợi và các giá trị của cộng đồng và công dân Mỹ?


 



 


Điều thường được liên hệ hẳn là vấn đề an ninh quốc gia. Với chính giới Hoa Kỳ, dường như vấn đề đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng, và người ta có thể cảm nhận được điêu này qua tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton, coi đây là “đòn tấn công chống lại cộng đồng quốc tế”, hoặc qua một thái độ thoả mãn không giấu diếm của ông Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates khi “hay tin” Julian Assange, sáng lập viên của Wikileaks, bị câu lưu tại London. Hiếm khi nào lập trường vị đảng phái được gạt qua một bên như lúc này khi giới lập pháp, dù thuộc Đảng Cộng hoà hay Dân chủ đều lên tiếng cáo buộc Julian Assange như một “kẻ khủng bố chống Mỹ với bàn tay đẫm máu”.



Tuy nhiên, tuyên bố của bà Hillary Clinton cũng khiến người ta nhớ lại bài phát biểu của bà cách đây chừng một năm nhằm yểm trợ cho tự do internet, bằng sự khẳng định chắc chắn rằng tự do thông tin sẽ giúp cử tri phát hiện ra những sự thực mới, khiến cho các chính phủ trở nên có trách nhiệm hơn. Vậy phải chăng đang tồn tại những mâu thuẫn và thậm chí một tình cảm “đạo đức giả” nhất định khi so sánh hai thái độ của bà Ngoại trưởng?



Như tuyên bố trên đây, hẳn là vụ tiết lộ của Wikileaks mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo cho những giá trị căn bản của Hoa Kỳ. Nói như News York Times, người dân Mỹ có quyền được biết những gì đã được làm dưới cái tên của họ.



Chẳng hạn về thông tin mới được Wikileaks tiết lộ, liên quan hoạt động thu thập của các nhà ngoại giao Mỹ một cách chi tiết dữ liệu cá nhân của các quan chức Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Tổng



Thư ký Ban Ki-moon. Thông qua “sự thực” bị rò rỉ này, mỗi người dân Mỹ có thể đưa ra những đánh giá của riêng mình về bản chất và hiệu quả hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ, cũng như hoàn toàn có thể đặt vấn đề về mức độ vi phạm luật pháp quốc tế và những nguyên tắc căn bản của quyền tự do cá nhân mà Bộ Ngoại giao đang tiến hành nhân danh lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.



Bên cạnh đó, nếu theo nguyên tắc tối thượng của quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp thừa nhận, người ta rất khó thông cảm cho việc Wikileaks bị phong toả như cái cách mà các hãng cung cấp dịch vụ như Amazon, PayPal và Mastercard mới tiến hành, sự phong toả ít nhiều chịu sức ép từ giới lập pháp.



Bí mật quốc gia và khuôn khổ cho tự do



Tiến bộ công nghệ khiến năng lực thông tin của con người tăng lên mạnh mẽ. Nhiều người tin rằng, trong một thế giới toàn cầu hoá và thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt, “nguồn mở-open source” và wiki sẽ là tương lai của hợp tác và “bí mật” rồi đây sẽ phải nhường chỗ cho “chia sẻ”.



Tuy nhiên thực tế dường như không phải vậy. Trong một xã hội toàn cầu hoá và cạnh tranh mạnh mẽ, bí mật vẫn là lợi thế sống còn cho mỗi thực thể, từ cá nhân, đến tổ chức và quốc gia để giành ưu thế trước các đối thủ. Có thể nhận thấy điều này khi chứng kiến cuộc chiến tranh gián điệp kinh tế toàn cầu một cách không khoan nhượng trong thời gian qua.



Không ai biết rằng trong hàng trăm ngàn bản tin mà Wikileaks khẳng định đang nắm giữ và chưa tiết lộ, liệu có bí mật nào đủ sức khiến toà Bạch Ốc lo sợ. Liệu trong số này có những bí mật mà nếu để đối phương nắm được, sẽ tổn hại đến những mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ tại các điểm nóng khác trên thế giới.



Những người mẹ có con đang chiến đấu tại chiến trường A Phú Hãn hoàn toàn có quyền lo ngại, một khi bí mật chiến lược, bản tin tình báo của quân đội Hoa Kỳ bị rò rỉ vào tay kẻ thù. Dù rằng theo New York Times những thông tin được tiết lộ trên báo này đã được các chuyên gia thẩm định kỹ lưỡng, nhưng theo nguyên tắc cẩn trọng thì ai dám chắc.



Có những dấu ấn chứng tỏ sự bối rối trong cách hành xử của Hoa Thịnh Đốn nhằm bảo vệ bí mật quốc gia.





Trước hết là cách thức ông Assange bị bắt giữ tại Anh quốc theo cáo buộc của Toà án Thuỵ



Điển vì tội danh “cưỡng dâm và quấy rối tình dục”, cụ thể là đã “sử dụng sức nặng cơ thể để cưỡng hiếp và quan hệ tình dục không có phương tiện bảo vệ khi nạn nhân yêu cầu sử dụng bao cao su và gạ gẫm nạn nhân này "theo cách xâm phạm quyền tự do và toàn vẹn về tình dục"”.



Những cáo buộc về tội danh cưỡng dâm có lẽ chỉ là một giải pháp ngăn chặn tạm thời, trong diễn biến mới nhất Assange đã được trả tự do. Tuy nhiên, với suy nghĩ nhiều người, việc không tìm được một biện pháp ít thô thiển hơn chứng tỏ nhà cầm quyền Hoa Kỳ đang bế tắc trong việc sử dụng công lý để bảo vệ bí mật quốc gia.



Các công tố viên có thể truy tố một quan chức Hoa Kỳ làm gián điệp nhưng không thể buộc tội một ai đó viết gì và nói gì. Nói cách khác, với vụ việc này, thách thức lớn nhất đối với các công tố viên lại đến từ… công lý, từ Tu chính án số 1 – giá trị nền tảng của tự do.



Justice must be done, thought it makes the heaven fall – công lý phải được thực thi, dù điều đó có làm thiên đường sụp đổ. Giờ đây nhiều người có quyền đặt câu hỏi là xét cho cùng là công lý nào và thiên đường nào?


 


Thanh Châu.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152771638.